Hệ thống xử lý nước thải cơ bản gồm những công đoạn nào?

 Hệ thống xử lý nước thải cơ bản gồm những công đoạn nào?

Như đã nêu, thành phần cụ thể của một hệ thống xử lý nước thải tùy thuộc vào đặc điểm nước thải và các yêu cầu về xả thải của địa phương, nhưng nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải điển hình bao gồm các công đoạn:

  • Công đoạn xử lý cơ học: Tách rác, lắng cát, tách dầu mỡ,….loại bỏ rác, cặn bã, dầu mỡ,…ra khỏi nước thải.
  • Công đoạn xử lý hóa học: Trung hòa pH, keo tụ-tạo bông-lắng, tuyển nổi,….để điều chỉnh pH, loại bỏ cặn lơ lửng, kim loại, chất vô cơ.
  • Công đoạn xử lý sinh họcKỵ khí, thiếu khí, hiếu khí,….để loại bỏ thành phần ô nhiễm hữu cơ.
  • Công đoạn lọc nước để loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn xót lại. Mức độ lọc tuỳ thuộc vào quy định xả thải của nhà nước đối với hàm lượng chất rắn trong nước thải.
  • Hệ thống Bảng điều khiển: Tuỳ thuộc vào mức độ tự động hoá yêu cầu…

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Ví dụ: Đối với nhà máy xi mạ, công nghệ chúng ta cần xem xét là sự cần thiết phải ổn định pH, ​​loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất vô cơ và kim loại. Khi đó, công đoạn xử lý hóa học là hết sức quan trọng và phải được thiết kế thật chuẩn xác.

Một ví dụ khác là một nhà máy thực phẩm có nhu cầu xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, làm đồ uống, v.v. Các công nghệ xử lý sẽ xoay quanh việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm hữu cơ. Khi đó, công đoạn xử lý sinh học sẽ là giải pháp tối ưu và được xem xét, tính toán thật cẩn thận.

Một hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ loại bỏ những gì trong nước?

Một hệ thống xử lý nước thải có thể được tạo thành từ các công nghệ cần thiết để loại bỏ các thành phần ô nhiễm dưới đây:

  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. BOD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm hữu cơ của nước thải
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất trong nước bao gồm cả chất vô cơ và chất hữu cơ. COD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải
  • Nito và photpho (TN và TP): Chất gây phú dưỡng hóa nguồn nước
  • Coliform: vi sinh gây bệnh
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không tan và khó lắng có trong nước
  • Độ màu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nước thải sinh hoạt là gì?

TỔNG QUÁT Ô NHIỄM NƯỚC THẢI SINH HOẠT